8 điều nên và không nên khi làm forum seeding

Niềm tin vào thông tin lan truyền trên web có thể bị ảnh hưởng bởi một số công ty đang bỏ tiền thuê người đăng các bình luận liên quan đến sản phẩm của họ hoặc đả kích đối thủ. Có thể nói một điều là: Forum seeding là một nghệ thuật.

Forum Seeding
Forum Seeding

Sự bùng nổ Google, Facebook, Twitter, YouTube… và các diễn đàn trực tuyến đã góp phần thúc đẩy và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh và tiếp thị. Để chiến dịch quảng bá trở nên tự nhiên và mang tính lan truyền (viral), không ít hãng lớn tại Việt Nam đã nhờ thành viên uy tín trên một số diễn đàn đưa thông tin “bóng gió”, “rò rỉ” về một sản phẩm sắp ra mắt, sau đó sử dụng các nickname ảo đăng hàng chục bình luận (comment) đưa đẩy nội dung thể thu hút sự chú ý của mọi người.
70% các nhà tiếp thị hiện nay đang tìm cách mở rộng hỗn hợp truyền thông xã hội, với 33% số này đang hướng đến việc làm forum seeding ở những diễn đàn online như là một nền tảng xã hội để tiếp cận khách hàng, theo một báo cáo gần đây của Awareness, môt công ty cung cấp phần mềm quản lý truyền thông xã hội đặt tại Burlington, Massachusetts.
Theo PostRelease – hãng nghiên cứu tiếp thị nội dung số tại Long Beach, California, co 1/5 người Mỹ sử dụng các diễn đàn để thảo luận và giới thiệu sản phẩm, và có 64% phụ nữ lên mạng để lại những lời giới thiệu đề xuất sản phẩm trên các bảng tin nhắn (Message Board).
Đối với những người còn lạ lẫm với phương thức này, diễn đàn và bảng tin nhắn có một tính chất riêng. Chúng xuất hiện trước các tiện ích và các trang truyền thông xã hội và mạng xã hội. Những trang như thế này có đến hàng triệu và được phổ biến bởi những người dùng có chính kiến và ảnh hưởng lớn đối với các chủ đề của diễn đàn. Đó là nguyên nhân vì sao các nhà tiếp thị quan tâm đến việc dùng diễn đàn để kết nối với thị trường mục tiêu cần phải thận trọng khi dành thời gian cho những “tiểu văn hóa” này trong thế giới trực tuyến.
Dưới đây là 8 điều nên và không nên dành cho nhà tiếp thị, theo Sanjay Sabnani, CEO của CrowdGather – mạng diễn đàn cộng đồng hàng đầu.
1. Nên đăng ký. Hãy giới thiệu bản thân tại mục “Welcome” hay “Introductions”. Hãy thành thật và hỏi xem các hoạt động tài trợ và quảng cáo tại diễn đàn ấy hoạt động như thế nào.
2. Không nên đăng các tin tiếp thị ngay lập tức. Làm thế có thể bạn sẽ bị cấm, và sản phẩm của bạn có thể bị nói xấu nếu như diễn đàn có vị trí xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
3. Nên liên hệ với người quản trị diễn đàn. Hãy gửi tin nhắn riêng cho chủ diễn đàn hay quản trị viên chính, giải thích về sản phẩm của bạn và hỏi về việc trở thành người thuê quảng cáo có trả tiền.
4. Không nên giả vờ. Thể hiện bản thân là một thành viên thường xuyên trong khi thực chất bạn chỉ quan tâm đến quảng cáo sớm muộn sẽ gây rắc rối cho bạn.
5. Nên xem xét vấn đề quảng cáo. Có thể bạn muốn xúc tiến sản phẩm của mình thông qua kết hợp giữa quảng cáo bằng banner và các bài đăng có trả tiền. Nhiều diễn đàn có các bài được đính lên đầu để dành cho người mua quảng cáo. Những bài đăng thảo luận sẽ được đặt lên trên mục lục diễn đàn để dễ nhìn thấy nhất.
6. Không nên hấp tấp. Không ngừng nói về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn trong khi điều này chẳng liên quan đến chủ đề hiện tại có thể khiến bạn bị cấm. Hãy chắc chắn rằng nội cung bạn đăng có liên quan đến chủ đề thảo luận. Diễn đàn vốn là “con lai” của truyền thông, giải trí và giáo dục, thế nên bạn hãy thiết kế nội dung bài viết cho phù hợp.
7. Nên đóng góp. Hãy trở thành một thành viên sáng giá có nhiều đóng góp cho diễn đàn. Dùng tài khoản của mình để trao đổi với các thành viên khác, trả lời câu hỏi, hoặc ra những câu hỏi riêng. Bằng cách này bạn được biết đến nhiều hơn, và cơ hội tiếp thị sẽ cao hơn.
8. Không nên phớt lờ những lời chỉ trích. Hãy phản hồi ngay khi có than phiền hay chỉ trích. Đừng biến nó thành chuyện cá nhân. Bạn hãy phản bác lại lập luận chứ không nên phản bác cá nhân người tranh luận.

Hãy nhớ: Những bài đăng trên diễn đàn online đều được lưu trữ và cho phép tìm kiếm, như vậy việc quảng quá vẫn được tiếp tục. Hãy tận dụng điều đó.
SHARE

About Tien Pham

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét