FREELANCER VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM



FREELANCER VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
FREELANCER VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

Nếu là một sản phẩm trên thị trường thì bắt buộc phải định giá dù nó vô hình hay hữu hình. 
Khi những freelancer làm việc thì điều đau đầu nhất là định giá sản phẩm. Ngay cả mình cũng khó, định một mức giá nhất định cho mình là một điều vô cùng khó khăn. Rồi vô tình, mình đọc lại lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith thì ông giải thích như thế này: 

- Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.

- Một quan điểm sai lầm của Adam Simith khi ông cho rằng: "tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá". Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đung trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị - lao động.


- Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.
Rồi nó hơi rườm rà và đau đầu nhỉ! Nói một cách đơn giản khi áp dụng vào tính công sức thì như thế này:
LƯƠNG = V + M + nhiệt tình
Trong đó :
- V : là công sức của bạn
- M : lãi suất bạn mong muốn
- Nhiệt tình: yếu tố này rất vô hình nhưng tôi nghĩ nên tính vô đây. Freelancer mà không nhiệt tình thì không còn là freelancer nữa :D
Nếu không thấy đúng cũng xin động viên đừng hắt hủi em nhé em mong manh lắm ạ
SHARE

About Tien Pham

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét